Nguyên nhân thấm dột và cách chống thấm trần nhà hiệu quả tối ưu

Khi xây dựng nhà ở và các công trình phụ, bạn có sử dụng dịch vụ chống thấm trần nhà? Nếu câu trả lời là không, lâu dần, bạn sẽ khó tránh khỏi những rắc rối. Theo thời gian, gạch đá, xi măng và vữa rất dễ bị nứt, dẫn đến tình trạng thấm dột trần nhà. Dù chỉ một vết rò rỉ, nứt nhỏ cũng có thể trở thành vấn đề lớn, đặc biệt vào mùa mưa. Vì vậy, bài viết dưới đây, keocasauthailan.vn sẽ chỉ ra cho độc giả những nguyên nhân dễ gây dột nhà và biện pháp khắc phục nhằm tránh những điều rắc rối không đáng có.

1. Nguyên nhân gây ra sự cố sàn, mái bị nứt, dột

Dù nhà cũ hay mới đều có khả năng bạn gặp phải sự cố nứt, thấm, dột vì nhiều nguyên nhân. Một số lý do là do thiên nhiên, thời tiết. Một số nguyên nhân do quá trình xây dựng, hoặc chất lượng vật liệu xấu đi theo thời gian. Chúng ta có thể tự kiểm tra nguồn gốc của vết nứt hoặc vị trí xảy ra thấm dột như sau:

1.1 Mặt trần có vết nứt

Trần nhà bị nứt gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Do bê tông đang xuống cấp, vật liệu co lại, hoặc quá trình thi công có vấn đề, như cốp pha bê tông bị xê dịch hoặc sử dụng quá nhiều vữa lỏng. Và không dùng phụ gia chống thấm trần nhà.

Trần nhà bị nứt khiến nước thấm vào bên trong, gây dột
Trần nhà bị nứt khiến nước thấm vào bên trong, gây dột

>> Xem thêm: Trần nhà bị nứt có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục

1.2 Vết nứt giữa phần tường ghép nối với bề mặt khác

Các đoạn nối thường bị giãn nở mạnh khi thời tiết thay đổi, nên thường có vết nứt. Khi trời mưa, nước thấm qua các khe nối hoặc các vết nứt xuống trần nhà và các bộ phận khác của ngôi nhà.

1.3 Nút khoan cố định trên mái nhà bị hở

Trên mái nhà, ngoài những viên ngói, vẫn còn có các phần khác dùng để siết chặt ngói vào kết cấu mái như nút thắt, đinh vít hoặc vòng đệm cao su. Tuy nhiên, các thiết bị này có tuổi thọ riêng vô cùng ngắn. Nhất là khi tiếp xúc trực tiếp với nắng và mưa, nó dễ bị xuống cấp và rỉ sét. Thậm chí, chúng ta có thể quan sát được các lỗ sáng tạo ra từ khu vực khoan.

Vít khoan mái tôn dễ bị rỉ sét khi tiếp xúc trực tiếp với mưa nắng
Vít khoan mái tôn dễ bị rỉ sét khi tiếp xúc trực tiếp với mưa nắng

1.4 Mái che bị hỏng

Mái che – một điểm khác, thường xảy ra hiện tượng thấm dột nước. Hầu hết các kỹ thuật viên sẽ sử dụng vữa để gắn kết ngói lợp với mái che viền. Tuy nhiên, ngay cả khi xi măng nằm dưới lớp phủ sườn mái, không trực tiếp tiếp xúc nắng mưa cũng có thể bị nứt. Đó sẽ là điểm khiến nước rò rỉ vào trần nhà hoặc thấm vào tường.

Mái tôn che bị thủng do để lâu ngày bị han rỉ
Mái tôn che bị thủng do để lâu ngày bị han rỉ

1.5 Phần ghép nối mái nhà và tường bị nứt

Thời tiết, vật liệu kém chất lượng, kỹ thuật thi công tay nghề thấp là nguyên nhân làm cho trần nhà và các bức tường của ngôi nhà có khe hở. Làm cho phần ghép nối bị ngấm nước, rồi thấm vào tường. Làm kết cấu ngôi nhà giảm sút, mọc rêu mốc, Thậm chí gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình.

Điều quan trọng, những vấn đề này đôi khi có thể do những chỗ rò rỉ nhỏ gây ra. Nhưng nếu để lâu và không nhanh chóng sửa chữa, nó sẽ trở thành một vấn đề lớn. Dẫn đến kết cấu ngôi nhà bị mục nát, nấm mốc xuất hiện trên tường gây mất mỹ quan. Đồng thời, tạo điều kiện cho các loài côn trùng gây bệnh ẩn náu, sinh sôi nảy nở.

Tình trạng phần ghép nối giữa trần và tường nhà bị nứt rất phổ biến
Tình trạng phần ghép nối giữa trần và tường nhà bị nứt rất phổ biến

2. Cách chống thấm trần nhà hiệu quả và tiết kiệm chi phí

Trước khi ngôi nhà sụp đổ vì những vấn đề trần nhà bị nứt, dột, thấm. Độc giả có thể khắc phục bằng cách sử dụng chất bịt kín hoặc tự mình che phủ các vết nứt với những vật liệu chuyên biệt này.

>> Xem thêm: 5 nguyên nhân chính gây dột nhà và cách xử lý trần nhà bị dột

2.1 Dung dịch phụ gia cho vữa Crocodile Acrylic Bondcrete

Phụ gia Acrylic Bondcrete được trộn với xi măng hoặc thạch cao để tăng kết dính cho cả lớp cũ và mới. Nó có khả năng chống va đập, mài mòn, độ ẩm và hóa chất. Đồng thời, Acrylic Bondcrete cũng được sử dụng như một chất kết dính bê tông để sửa chữa các bề mặt mỏng và xi măng hóa gạch hoặc khối để tăng cường độ bền, độ chịu uốn.

2.2 Vữa sửa chữa kết cấu chống thấm trần nhà Crocodile Acrylic Patch

Crocodile Acrylic Patch thường dùng chuyên biệt cho sửa chữa các lỗ hổng, vết nứt, vỡ trên tường, cột hoặc cầu thang bê tông. Acrylic Patch đóng rắn nhanh, có cường độ nén, đàn hồi, chịu uốn cao, bám dính tốt và tương thích với hầu hết các loại bê tông. Bên cạnh đó, Crocodile Acrylic Patch cũng có khả năng che phủ vết xước cực tốt.

Cách sử dụng Acrylic Patch cũng vô cùng đơn giản. Chỉ cần trộn nước theo tỷ lệ quy định là đã sẵn sàng sử dụng được.

2.3 Vật liệu chống thấm Thái Lan Crocodile Elastic Shield

Crocodile Elastic Shield, vật liệu chống thấm thế hệ mới của Polyurethane, không chứa dung môi, sử dụng sẵn. Được phát triển với công nghệ EFP, thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Màng chống thấm Polyurethane gốc nước lạnh, có độ đàn hồi cao, thích hợp cho cả mái, sàn, tường, ban công, máng xối và các loại bề mặt khác.

Cho dù đó là bê tông, kim loại, ngói, gạch, gỗ và nhựa, khi được áp dụng cho polyme polyurethane, nó cũng hoạt động giống như một tấm cao su, không chỉ tăng khả năng chống thấm nước 100%, mà còn chống mài mòn và chịu thời tiết.

Vật liệu chống thấm trần nhà Crocodile Elastic Shield
Vật liệu chống thấm trần nhà Crocodile Elastic Shield

2.4 Chống thấm trần nhà 2 lớp Crocodile Flex Shield

Crocodile Flex Shield là xi măng chống thấm đa năng. Có thể che phủ các vết nứt có độ rộng lên đến 0,75 mm. Ngoài việc che phủ các vết nứt ở nhiều khu vực khác nhau như sàn, mái nhà, ban công, nhà tắm; nó còn được sử dụng trong bể bơi, hồ chứa, bể, ao cá mà không sợ nguy hiểm.

Điểm đặc biệt làm khách hàng ưu tiên lựa chọn Crocodile Flex Shield là nó không độc hại. Và có thể áp dụng trên hầu hết các vật liệu cũ mà không cần phải tháo dỡ.

Chống thấm hoàn hảo cho ngôi nhà Crocodile Flex Shield
Chống thấm hoàn hảo cho ngôi nhà Crocodile Flex Shield

2.5 Vữa tự san phẳng láng mịn bề mặt Crocodile Self Leveling

Vật liệu phủ tự san phẳng một thành phần có cường độ cao, không co ngót, đóng rắn nhanh. Dùng để điều chỉnh bề mặt, sửa chữa sàn bê tông và chống thấm trần nhà. Sửa chữa các vết nứt Self Leveling dạng lỏng, sau khi đổ hoặc bơm lên phần nứt sẽ không sợ bong tróc. Ngược lại còn bám dính tốt vào bề mặt ban đầu.

Bên cạnh việc khắc phục vết nứt, Crocodile Self Leveling còn giúp làm mịn và mỏng bề mặt.

Vữa tự san phẳng, làm mịn, không co ngót Self Leveling
Vữa tự san phẳng, làm mịn, không co ngót Self Leveling

2.6 Vữa sửa chữa không co ngót Crocodile Repair Mortar

Crocodile Repair Mortar – loại vữa làm sẵn để sửa chữa bề mặt bê tông cho cả nội và ngoại thất. Bằng cách kết hợp, Crocodile Repair Mortar được thi công ở các điểm bị hư hỏng với chiều dày lên đến 3-40mm.

Do khả năng thi công trên mặt thẳng đứng hoặc từ dưới lên, nên Crocodile Repair Mortar sửa chữa cả được sàn, trần và cột nhà.

2.7 Vật liệu chống thấm trần nhà, sân thượng Crocodile Roof Shield

Tấm chắn chống thấm mái cá sấu Crocodile Roof Shield tạo thành lớp màng có độ đàn hồi cao, độ giãn dài lên đến 500%. Sử dụng với mái nhà mái bê tông, mái ngói, mái tôn, tường và máng xối.

Điểm đáng chú ý, Crocodile Roof Shield có sắc tố màu đặc biệt. Giúp phản xạ nhiệt lên đến 55-80%, ngay cả đối với những màu tối. Vì vậy, vật liệu chống thấm Roof Shield được sử dụng cho nhiều loại vật liệu, bao gồm bê tông, thạch cao, nhựa, PVC, thép, kẽm, nhôm, ngói lợp, nhựa đường, gỗ, gạch và hơn thế nữa.

Vật liệu chống thấm mái cá sấu Crocodile Roof Shield
Vật liệu chống thấm mái cá sấu Crocodile Roof Shield

Qua bài viết, keocasauthailan.vn đã cung cấp cho quý độc giả các nguyên nhân dẫn đến nhà dột, đồng thời, đưa ra các giải pháp chống thấm trần nhà hiệu quả được đông đảo nhà thầu khuyên dùng cho các công trình lớn nhở. Để ngôi nhà bền, đẹp và gắn bó lâu dài, anh chị em đừng ngó lơ các dịch vụ chống thấm. Nếu bạn quan tâm đến những sản phẩm trên, hãy liên hệ hotline hoặc phản hồi về Website của keocasauthailan.vn để được tư vấn miễn phí nhé!